Lịch sử Dnister

Trong thời cổ đại, sông Dnister từng được coi là một trong số các con sông chính của Sarmatia châu Âu, và được nhiều nhà địa lý và sử học cổ đại đền cập tới. Theo Herodotus (iv. 51) nó bắt nguồn từ một hồ lớn, trong khi Ptolemy (iii. 5. § 17, 8. § 1, &c.) lại coi thượng nguồn của nó trong núi Carpat (ngày nay là dãy núi Carpat) còn Strabo (ii.) nói rằng nó bắt nguồn từ nơi không rõ. Nó chảy theo hướng đông, song song với Ister (hạ lưu sông Danub), và tạo thành một phần của ranh giới giữa Dacia và Sarmatia. Nó đổ vào Pontus Euxinus (biển Đen) ơt phía đông bắc của cửa sông Ister; khoảng cách giữa chúng, theo Strabo, là 900 stadia (Strab. vii.) và theo Pliny Già (iv. 12. s. 26), 130 dặm (từ Pseudostoma). Scymnus (Fr. 51), nhà địa lý Hy Lạp thế kỷ 2 TCN, mô tả nó rất thuận tiện cho giao thông và nhiều cá. Ovid (ex Pont. iv. 10. 50) lại nói về dòng chảy nhanh và dốc của nó.

Các tác giả Hy Lạp nói tới con sông này như là Tyras (tiếng Hy Lạp: ό Τύρας, Strab. ii.). Sau này người ta gán cho nó tên gọi Danastris hay Danastus (Amm. Marc. xxxi. 3. § 3; Jornand. Get. 5; Const. Porphyr. de Adm. Imp. 8), từ đó mà có tên gọi ngày nay Dnister (Neister), mặc dù người Turk vẫn gọi nó là Tural trong thế kỷ 19. (Herod. iv. 11, 47, 82; Scylax, trang 29; Strab. i. trang 14; Mela, ii. 1, v.v.; Schaffarik, Slav. Alterth. i. trang 505.) Dạng Τύρις đôi khi cũng được thấy. (Steph. B. trang 671; Suid. s. v. Σκύφαι và Ποσειδώνιος.)

Giữa hai đại chiến thế giới, Dnister tạo thành một phần của biên giới giữa RomâniaLiên Xô. Trong Thế chiến II, những trận chiến đã diễn ra trên bờ trái con sông này giữa các lực lượng Đức và Romania với quân đội Liên Xô.

Sau khi Cộng hòa Moldova tuyên bố độc lập năm 1991, một phần nhỏ ở phía đông sông Dnister trước đây thuộc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia, đã từ chối tham gia và tuyên bố thành lập ra Cộng hòa Moldovenyaske Nistryane hay Transnistria, với thủ đô là Tiraspol trên bờ phía đông con sông này.